Cẩm nang tiếng Anh cho người già: Những lỗi thường gặp
Học tiếng Anh cho người lớn tuổi thường gặp phải nhiều khó khăn hơn so với việc học ở giới trẻ. Tại sao vậy? Bài viết này sẽ trở thành một cẩm nang tiếng Anh khi chỉ ra những lỗi thường gặp trong việc học ngoại ngữ của người lớn tuổi.
Từ vựng sai
Việc cố gắng sử dụng quá nhiều từ và luôn tìm nhiều từ thật “chuyên” sẽ khiến cho người lớn tuổi gặp rắc rối trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy thì, cách nào để thoát khỏi rắc rối này?
Thật đơn giản, chỉ cần sử dụng nhuần nhuyễn những từ đã biết trước và chỉ đến khi thành thạo thì mới tìm những từ vựng tương đương khác để tạo sự đa dạng trong cách diễn đạt của mình.
Quá chú trọng ngữ pháp
Việc quá chú trọng vào ngữ pháp sẽ khiến tiếng Anh của người lớn tuổi khó có thể trôi chảy được, thay vào đó, hãy học cụm từ vựng trước khi học ngữ pháp.
Việc học nói của một đứa trẻ là một ví dụ điển hình cho việc luyện tập một ngôn ngữ mới:
Với các em bé đang trong quá trình tập nói thì chúng sẽ không cần biết ngữ pháp là gì và cũng chẳng hề mảy may để tâm tới việc nói như thế nào là đúng.
Chúng chỉ nghe và sau đó bắt chước lại những gì người lớn đang nói và không lâu sau đó, trẻ có thể nói được những câu dài hơn và lưu loát hơn.
Việc học nói tiếng Anh của chúng ta cũng trải qua một quá trình như vậy. Chỉ cần cố gắng luyện tập thường xuyên việc xem phim hoặc nghe nhạc bằng tiếng Anh và sau đó bắt chước lại những câu tiếng Anh của người bản ngữ như em bé nhại lại những gì ba mẹ nói vậy. Nhờ vậy, việc giao tiếp tiếng Anh sẽ không còn cản trở bước chân của những người lớn tuổi nữa.
Vậy tóm tắt lại, các bước để người già nói tiếng Anh trôi chảy và không bị sai là:
– Sử dụng các câu đơn giản (Simple Sentence) có đủ chủ ngữ (Subject), động từ (Verb) và tân ngữ (Object). Ví dụ: I agree with you.
– Để tạo một câu phức tạp hơn, chỉ cần dùng các từ nối and, but, or,… để nối các câu đơn giản ở trên.
– Tiếp theo, có thể sử dụng thêm mệnh đề quan hệ (Who, Whom, Whose, That) hoặc mệnh đề If.
– Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và âm “s”.
Dịch từng từ
Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “No star where” (Không sao đâu) hoặc “Sugar you you go, sugar me me go” (Đường anh, anh đi, đường em em đi) chưa?
Dĩ nhiên những câu tiếng Anh trên hoàn toàn sai, không có ý nghĩa, và là một trong những lỗi phổ biến của những người học tiếng Anh ở Việt Nam.
Rất nhiều người trong chúng ta có một thói quen theo quá trình như sau: dịch từng từ một từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau đó ghép nối, tạo thành câu và nghĩ là nó đúng ngữ pháp.
Những câu tiếng Anh được tạo ra từ quá trình trên sẽ khiến cho người bản xứ không thể hiểu được bạn đang muốn nói gì và sẽ là cản trở lớn trong quá trình học tiếng Anh của bản thân.
Do đó, đừng tạo cho mình thói quen dịch “word by word” mà thay vào đó hãy học theo một cụm từ, một câu để tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Không kiểm soát được tốc độ nói
Có người cho rằng việc nói càng nhanh thì sẽ càng thể hiện được trình độ nói tiếng Anh của mình. Nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn thực sự giỏi tiếng Anh, có thể nói một cách chính xác và giọng chuẩn như người bản ngữ.
Nếu không, việc quá nhanh sẽ khiến cho bạn không kịp suy nghĩ cho những câu nói tiếp theo dẫn đến sai từ vựng, sai ngữ pháp và sai cả cách phát âm.
Như vậy, tiếng Anh của bạn không những không được cải thiện mà còn tạo một “lỗ hổng” trong kiến thức về tiếng Anh.
Do đó, luôn nhớ “nói từ từ nhưng suy nghĩ phải nhanh”, hãy nói với tốc độ vừa phải, không nuốt chữ và nói phải thật rõ ràng để còn kịp suy nghĩ mình sẽ nói gì cho câu tiếp theo.
Phát âm không chuẩn
Để có thể nghe và nói tiếng Anh một cách lưu loát thì việc phát âm chuẩn là một trong yếu tố quan trọng. Và một trong nhiều lỗi mà người Việt thường sai nhất dẫn đến không thể giao tiếp được điển hình như:
– Lỗi phát âm theo cách viết từ vựng: trong tiếng Anh, cách phát âm và cách viết chính tả khác nhau hoàn toàn. Khác hoàn toàn với tiếng Việt, khi nói tiếng Anh, ta không phát âm các từ như cách viết của chúng mà phải phát âm dựa theo phiên âm chuẩn của từng từ.
– Không phát âm rõ âm cuối: khi nói tiếng Anh, phụ âm rất quan trọng. Nguyên tắc phát âm là phải phát âm tất cả các âm, bao gồm cả âm phụ của từ vựng. Ví dụ như, khi bạn phát âm từ “night” nhưng lại quên âm “t” ở cuối thì người nghe sẽ hiểu thành “nine”.
– Nhấn âm sai: lỗi này thường xuất hiện khi bạn học từ vựng nhưng không để ý đến trọng âm được nhấn ở đâu, lâu dần nó sẽ tạo một thói quen rất khó sửa.
Những lỗi thường gặp trong việc học sẽ là một trong những điều cần thiết trong cẩm nang tiếng Anh cho người già, từ đó rút ra phương pháp học hiệu quả cho bản thân. Chúc bạn sớm chinh phục được ngôn ngữ này.